Khi dịch bệnh diễn ra, hàng loạt các biện pháp dãn cách được áp dụng. Tình trạng này dẫn đến việc gặp gỡ, trao đổi kinh tế gặp nhiều khó khăn. Vậy chuyển đổi chiến lược bán hàng, kịch bản bán hàng để ứng phó với tình hình dịch bệnh là điều chúng ta cần chú tâm và ưu tiên hàng đầu. Trong bài viết này sẽ đề cập đến những điều chúng ta cần làm để xoay chuyển, thích nghi với tình thế.
XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ KINH DOANH THỜI COVID
Khi dịch bệnh diễn ra, hàng loạt các biện pháp dãn cách được áp dụng. Tình trạng này dẫn đến việc gặp gỡ, trao đổi kinh tế gặp nhiều khó khăn. Vậy chuyển đổi chiến lược bán hàng, kịch bản bán hàng để ứng phó với tình hình dịch bệnh là điều chúng ta cần chú tâm và ưu tiên hàng đầu. Trong bài viết này sẽ đề cập đến những điều chúng ta cần làm để xoay chuyển, thích nghi với tình thế.
1. Xây dựng lại Kịch bản TeleSales và Sales Online thật bài bản.
Khi tình hình dịch bệnh diễn ra thay về cách Sales truyền thống thì cần chuyển đổi sang Sales Online. Điều này yêu cầu điều chỉnh kịch bản Sales online phù hợp và tỉ mỉ hơn để đào tạo cho đội Sales dần thích ứng. Nắm được cách tìm kiếm khách hàng Online, cách gọi điện thoại chăm sóc, Email, nhắn tin chào hàng như thế nào cho hiệu quả. Tất cả đều phải có Sales Kit và kịch bản bài bản
2. Phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ Marketing để thu hút khách hàng và đội ngũ Sales để Chốt Sales, chăm sóc hiệu quả.
Bởi lẽ, Marketing là đội ngũ tìm kiếm tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp và mở rộng quy mô tiếp cận khách hàng không giới hạn về địa lý. Đội Sales có kỹ năng Sales và chăm sóc khách hàng nhưng cần ứng dụng được thông qua các kênh Online, công cụ Sales như Chatbox, CRM, Call Center.
3.Đào tạo và hướng dẫn đội ngũ Sales trở thành Digital Sales biết sử dụng những công cụ để Sales từ xa hiệu quả.
Tuy nhiên một doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển luôn cần đến đội ngũ phát triển kinh doanh vậy cách thức duy nhất đó là chuyển đổi đội Sales trở thành Digital Sales với sự hiểu biết về Sales Online, biết cách tìm kiếm và chốt khách bằng những kênh mạng xã hội, những công cụ Sales. Lấy một ví dụ đơn giản: Nếu không đi gặp gỡ khách được trực tiếp thì chúng ta vẫn có thể đặt lịch hẹn trao đổi qua Google Calendar, Zoom, Zalo, Facebook nhưng quan trọng là làm sao khách hàng chịu gặp bạn trên mạng đúng không nào?
4. Xây dựng bảng đo lường KPI phù hợp với tình hình hiện tại để thay đổi Mindset của nhân viên.
Trong tình hình dịch bệnh thì KPI này cũng cần được xem xét, điều chỉnh để trấn tĩnh tinh thần và động viên đội ngũ ứng phó, nỗ lực trong tình hình khó khăn. Hơn thế với đội ngũ phát triển kinh doanh tinh thần là yếu tố quan trọng hàng đầu để mang lại kết quả tốt trong công việc. Ông bà ta có câu “Tinh thần không thông, vác bình không cũng nặng” câu này quả không sai đâu các bạn
5. Xây dựng những tài liệu Digital Sales hiệu quả để khách hàng dù ở xa vẫn được tiếp cận sản phẩm, dịch vụ như giao tiếp trực tiếp với đội ngũ Sales.
Ngoài việc sử dụng những kênh giao tiếp hiệu quả với khách hàng những tài liệu sales trực quan khi gửi cho khách hàng đóng vai trò then chốt trong việc Sales Online. Ví dụ như Video giới thiệu sản phẩm, video hướng dẫn sử dụng, Guideline hoặc Mindmap hướng dẫn là điều cần thiết cho khách hàng được nhìn thấy sản phẩm, dịch vụ chân thực. Điều này giúp cho độ tin cậy và khả năng chốt Sales được nâng cao.
Trên đây là những điều mà một doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh cần nhanh chóng chuyển đổi và ứng dụng để thích nghi với thời cuộc. Duy trì được công việc và sự phát triển ổn định.