Hiện nay, các nước trong khu vực và trên thế giới đã có những chính sách thay đổi như tăng thuế, áp dụng hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước, trong hoạt động thương mại, đặc biệt các cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… có tác động rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam.
Hiện nay, các nước trong khu vực và trên thế giới đã có những chính sách thay đổi như tăng thuế, áp dụng hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước, trong hoạt động thương mại, đặc biệt các cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… có tác động rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam.
Cục Điều tra Chống buôn lậu, Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài Chính cho biết: kết quả đến thời điểm hiện tại số vụ việc mà cơ quan Hải quan đã kiểm tra là 78 doanh nghiệp, tổng số trị giá hàng xuất khẩu là 647 tỷ đồng, phát hiện 391 C/O giả và 1.894 C/O không đủ điều kiện.
- Hội thảo chỉ ra tình hình thực tế diễn ra và số vi phạm liên quan đến lĩnh vực này vẫn gia tăng hàng năm và diễn biến ngày càng phức tạp. Với một nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập như nước ta, để hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trà trộn không chỉ gây thất thu cho ngân sách nhà nước, mà còn làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh, triệt đường phát triển của các doanh nghiệp nội và gián tiếp đánh mất “lợi thế” thị trường, “mất điểm” trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, nhất là những nhãn hàng lớn, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Hội thảo cũng chỉ ra những nguyên nhân khiến cho vấn nạn hàng gian, hàng giả chưa được loại trừ và gây nhức nhối cho xã hội.
-
Các doanh nghiệp chưa có các biện pháp bảo vệ chính mình và người tiêu dùng trước các nguy cơ bị làm giả hàng hóa trong lúc các cơ quan chức năng chưa thể hiện hết vai trò của mình
-
Các doanh nghiệp chưa triển khai câu nối xác thực hàng hóa với người tiêu dùng để đưa đầy đủ thông tin của doanh nghiệp lên hàng hóa, ghi nhận phản ánh của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp chân chính hiện tại chỉ có thể cầu cứu các cơ quan chức năng có thầm quyền mà chưa có nhiều biên pháp giúp khách hàng phân biệt được hàng hóa do mình sản xuất và hàng hóa bị làm giả. Chưa có nhiều giải pháp giảm chi phí nguồn lực để giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng nhái dẫn đến mất tính cạnh tranh của sản phẩm
-
Trên hàng hóa của doanh nghiệp chưa thể cung cấp đầy đủ thông tin của hàng hóa cùng với doanh nghiệp sản xuất một cách bảo mật chống sai lệch.
Các giải pháp nhằm chống hàng giả, hàng nhái.
-
Nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng chức năng, truyền thông nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, sự nỗ lực của các nhãn hàng, các doanh nghiệp làm ăn chân chính thì việc tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý phải được xác định là giải pháp then chốt.
-
Các doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực tham gia cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái thông qua hoạt động quảng bá sản phẩm song song với việc hướng dẫn, chỉ rõ cho người tiêu dùng các thủ đoạn làm hàng giả cũng như có kênh phân phối sản phẩm chất lượng tốt tới tận tay người tiêu dùng, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, khu chế xuất…
-
Đặc biệt, các doanh nghiệp cần tăng cường quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hoá và chủ động khiếu nại khi bị xâm phạm nhãn hiệu. Sự liên kết giữa các nhà sản xuất trong đấu tranh chống hàng giả cần tích cực hơn nữa.
-
Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người tiêu dùng trang bị kiến thức “tiêu dùng thông minh”, đồng thời nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng vì quyền lợi của bản thân và xã hội, nhất là tránh trở thành nạn nhân của hàng giả, hàng nhái.
-
Thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút đầu tư, bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất kinh doanh chân chính; từng bước tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng…